1. Cây hoa ban
Cây hoa ban ( Ban Tây Bắc ) được biết đến là loại cây trồng trong các công trình rất phổ biến, đặc biệt là trồng trên các tuyến đường hoặc công viên.
Đây là loại cây thân gỗ, có tán lá rộng nhằm tạo nên một không khí vô cùng trong lành và mát mẻ. Bên cạnh đó, cây còn cho ra hoa rất đẹp giúp bạn vừa được tận hưởng bóng râm, vừa được ngắm nhìn cảnh đẹp nữa. Tất cả tạo nên một mỹ quan vô cùng hoàn hảo.
2. Cây hoàng nam
Bạn có biết cây hoàng nam? Nhắc đến các loại cây trồng công trình thì không thể không nhắc đến loại cây này. Cây hoàng nam còn có tên gọi khác là cây Huyền Diệp.
Cây được sử dụng rất nhiều trong các công trình như công viên, khu dân cư, khu công nghiệp… Hoặc làm đồ thủ công cũng rất tốt và bền bỉ.
Cây hoàn nam có chiều cao trung bình dao động từ 5-10m. Khi còn non, cây sẽ có màu sắc hơi ngà đỏ. Còn đến khi cây trưởng thành, toàn bộ phần lá của cây sẽ dần chuyển sang màu xanh thẫm, nhìn khá đẹp và bắt mắt. Toàn bộ phần tán lá của cây sẽ tạo thành hình dáng tháp cong, che kín hết thân cây.
Loại cây này có sự phát triển rất nhanh, ưa thích môi trường khí hậu ẩm ướt, sức sống của cây cũng rất bền bỉ. Cây có thể thích nghi tốt với môi trường ở bên ngoài. Bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với độ che phủ của cây.
3. Cây bàng Đài Loan
Trong khoảng hơn 1 thập kỷ trở lại đây, cây bàng Đài Loan là loại cây mới được du nhập vào Việt Nam. Loại cây này là loại cây có tán lá rất đẹp, đan chéo với nhau. Công trình có trồng cây này sẽ mang đến một cảnh quan đô thị hiện đại và xanh mát.
Loại cây này thường được trồng trong khuôn viên của các đường phố lớn, công viên, trường học lớn, khu đô thị, khu công nghiệp… Đây là những nơi cần bóng mát lớn và loại bỏ được khí độc hại trong không khí.
4. Cây phượng vĩ
Một trong các loại cây trồng công trình nổi tiếng không thể không nhắc đến là cây phượng vĩ. Cây phượng vĩ là một loại cây thân gỗ, chiều cao của cây từ khoảng 10-15m, tán lá rộng lên tới 7-10m.
Cây hoa phượng vĩ rất nổi bật mỗi khi mùa hè đến và thường gắn liền với tuổi học trò đầy thơ mộng. Thông thường, vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5, bạn sẽ được thấy những chùm hoa phượng đỏ nở rộ rất cuốn hút.
Chính vì vẻ đẹp của hoa cùng với khả năng che bóng mà cây phượng vĩ được trồng ở rất nhiều nơi. Không chỉ giới hạn trong khuôn viên trường học mà còn được trồng cả ở trong công viên, đường phố, vỉa hè… để tạo cảnh quan cho môi trường.
5. Cây lộc vừng
Cây lộc vừng là một trong bộ tứ về lĩnh vực cây phong thủy theo quan niệm của người phương Đông, trong đó có Việt Nam. Loài cây này còn có tên gọi khác là cây mưng, với tên khoa học đầy đủ là Baringtoria acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag.
Cây lộc vừng trồng trong công viên
Tại Việt Nam hiện nay, người ta ưa chuộng trồng loại cây này trước hiên nhà, trong khu vườn hay khuôn viên các trường học, khách sạn…
Theo những người chuyên về cây cảnh thì cây lộc vừng còn có ý nghĩa vô cùng to lớn là mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Cây có thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài nên nhiều người còn trồng loài cây này để lấy gỗ.
6. Cây me tây công trình
Me tây là loại cây thân gỗ có chiều cao trung bình rơi vào khoảng 15-25cm. Thân cây to, tán lá rậm. Đặc biệt, cây luôn luôn duy trì được độ xanh tốt cho dù trồng ở nhiều nơi có điều kiện khắc nghiệt như thế nào đi nữa.
Cây me tây thường được sử dụng làm cây che bóng mát ở trong công viên, trong các khu dân cư, bệnh viện, kí túc xá… Bạn có thể yên tâm vì cây bám rất chắc, khó bị lật do gió bão.
7. Cây chuông vàng
Cây phong linh là một trong các loại cây trồng công trình rất ưa ánh sáng, bộ rễ khỏe mạnh, phát triển nhanh và khả năng lan rộng tốt. Cây rất thích hợp cho việc trồng lấy bóng mát, tạo nên vẻ đẹp cho cảnh quan của các khu công trình lớn.
Được biết đến là loại cây có thân và lá rất đẹp. Đến mùa khô, cây sẽ bắt đầu rụng hết lá, đâm chồi và cho ra những bông hoa vàng rực rỡ, có hình giống như chiếc chuông đang nở to. Thời điểm mà hoa nở rộ nhất chính là vào mùa hè
Chính bởi vẻ đẹp cuốn hút của hoa mà đây là loại cây được ưa chuộng rất nhiều trong các công trình lớn. Cây phong linh được trồng rất nhiều trong các khu nghỉ dưỡng, các khu biệt thự cao cấp.
Không những đẹp mà cây chuông vàng còn giúp cải thiện không khí rất tốt nên nó rất được ưa chuộng trong các công trình hiện nay.
8. Cây hoa đậu biếc công trình
Hoa đậu biếc mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp cho gia chủ. Loài hoa này tượng trưng cho niềm vui, sự tươi mới. Hoa đậu biếc có màu xanh tím dịu dàng, không quá chói lóa nên rất dịu mắt mỗi khi nhìn vào
Giàn hoa đậu biếc sẽ mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho người nhìn. Đồng thời, mang đến sự bình an, may mắn cho gia chủ. Nếu trong những ngày hè nắng oi ả mà có một giàn cây leo công trình này ở cạnh nhà thì thật tuyệt. Đảm bảo ngôi nhà sẽ thêm đẹp, thêm thoáng đãng và mát mẻ hơn rất nhiều.
9. Cây lim xẹt
Cây lim xẹt là một loại cây cũng khá phổ biến và thường được biết đến với tên gọi khác như cây phượng vàng. Đây là loại cây có thể thích nghi tốt với mọi môi trường sống và được phân bố rộng rãi trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Nhất là những nơi có thời tiết nắng gắt, hay kể cả những nơi đất pha cát, đất chua thì cây cũng phát triển tốt.
Chính vì vậy mà cây được ưa chuộng trồng ở những công trình cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp, công viên, các tuyến đường quốc lộ… Cây vừa có hoa vàng nở đẹp mắt lại vừa có bóng mát tuyệt vời cho mùa hè.
10. Cây bụi
Cây bụi công trình là những loại cây được trồng trong những công trình công cộng như công viên, sân vườn, khu công nghiệp,… Điểm phân biệt cây bụi với những loại cây khác là chúng sở hữu thân cây nhiều nhánh, có chiều cao trung bình dưới 5m.
Những loại cây bụi công trình sẽ mang đến một không gian tuyệt đẹp – điều mà những loại cây công trình khác chưa làm được. Theo đó, cây được cắt tỉa tốt và trồng theo nhóm, kết hợp cùng với thảm có hoặc cây thân thảo góp phần tạo nên một không gian tươi mát và thoải mái.
11. Cây bưởi công trình
Cây bưởi công trình là loại cây thân mộc nhỏ với chiều cao trung bình của cây thường nằm trong khoảng 5 – 8m. Đặc biệt, cây bưởi công trình có tuổi thọ hằng chục năm sẽ cao tới khoảng 10 – 15m.
Loại cây này cũng có rất nhiều gai mọc xung quanh các các cành. Khi cây còn nhỏ, gai thường nhọn và chỉ dài khoảng 7cm. Khi lớn lên, gai mọc lan ra phần thân cây và phát triển cả về chiều rộng. Theo đó, chiều rộng của gai ước tính vào khoảng 2cm.
Lá của cây bưởi công trình là loại lá đơn, phiến lá to và bề mặt lá rất dày. Hai mặt trên và dưới của lá được phân biệt với nhau bởi cấp độ của màu xanh. Cụ thể, mặt trên có màu xanh đậm và mặt dưới có màu xanh nhạt.
12. Cây cau vua công trình
Cây cau được trồng tại các công trình hiện nay chủ yếu là giống cau vua, còn có tên gọi khác là cau bụng. Roystonea regia là tên khoa học của loại cau này và chúng thuộc họ Arecaceae.
Cây cau vua có nguồn gốc tại Mexico, một phần ở Trung Mỹ và phía nam của Florida. Theo thời gian, giống cau này ngày càng xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới để tạo cảnh quan cho các công trình, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, tại Việt Nam hiện nay, cau vua rất được ưa chuộng và có mặt phổ biến tại nhiều công trình.
13. Cây cau đuôi chồn
Đây là loại cây hay được dừng làm cây bóng mát trên đường phố, tạo cảnh quan tại các công viên …
Hình dạng thân cột, cao, tán lá mọc trên đỉnh ngọn. Cây cau đuôi chồn dễ trồng, dễ chăm sóc nên thường được trồng ở công trình giao thông, không gian vườn nhà, công trình đô thị hay có thể trồng ở các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, nhà máy, xí nghiệp… Cây có tác dụng lọc khí bụi ô nhiễm, tạo không khí trong lành cho khu vực xung quanh.
14. Cây Dầu Rái
Dầu rái hay dầu con rái, dầu nước là loài thực vật thuộc họ Dầu. Cây dầu rái phân bố trong rừng nhiệt đới ẩm ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, loài cây này thường quần tụ dọc bờ sông và là cây chủ yếu tại các khu rừng phục hồi dọc theo sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên
Dầu rái là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 – 50 m, có thể đạt đến 70 m. Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu rái là cây nguyên liệu chế biến sơn, vecni.
15. Cây Sao đen
Sao đen là loài thực vật thuộc chi Sao, họ Dầu. Loài này có ở Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam.
Theo thông tin từ Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (vafs.gov.vn) Sao đen là gỗ nhóm 2, lớn tương đối nhanh (tăng trưởng đường kính trung bình năm là 1.1–14 cm/năm), sau 25 năm cây đạt đường kính 25–30 cm.
Hiện nay cây sao đen là cây công trình dễ tìm thấy ở các thành phố của Việt Nam vì tính chất lớn nhanh, cho bóng tốt, tán lá trên cành cao trên 5 m.