Một vài kỹ thuật trồng cây công trình

Một vài kỹ thuật trồng cây công trình
08/06/2024 08:14 PM 19 Lượt xem

    Quy trình trồng và chống cây công trình cơ bản

    Với kinh nghiệm thi công cả trăm dự án trồng cây lớn nhỏ trên toàn quốc, caycongtrinhcaimon.com sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện để có được một công trình xanh đẹp và chất lượng.

    Chọn mua cây xanh công trình

    Tùy theo nhu cầu, mục đích mỗi cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp,… sẽ có những lựa chọn riêng về loại cây, kích thước, hình thái, đặc tính,….

    Tại nhà vườn của Cây Đẹp 24h chúng tôi có gần 300 loại cây công trình để bạn lựa chọn. Mỗi loại đầu có những ưu thế riêng của mình, chẳng hạn như: cây có hoa đẹp, cây lấy bóng mát, cây lấy gỗ quý, cây xanh tốt quanh năm (ít rụng lá), cây dễ trồng và chăm sóc, cây đặc trưng vùng miền,….

    Mỗi loại chúng tôi lại mang đến cho khách hàng những lựa chọn đa dạng về kích thước:

    •       Cây giống công trình đạt chuẩn xuất vườn

    •       Cây vỡ tán chiều cao từ 1 – 3m

    •       Cây trưởng thành đã phân tán ổn định chiều cao 3m, 4m, 5m, 6m,….

    •       Cây lâu năm chiều đường kính 15cm, 20cm, 25cm, 30cm,….

    •       Cây cổ thụ hàng hiếm

    Cùng một kích thước nhưng cây trồng có thể là:

    • Cây thuần bầu: Cây được trồng và chăm sóc trong bầu từ nhỏ

    • Cây đánh thẳng: Cây ươm trồng trực tiếp trên đất vườn, khi khách mua sẽ bứng bầu và chuyển đến nơi trồng

    • Cây dưỡng ủ: Từ những cây đánh thẳng sẽ chuyển sang dâm ủ một thời gian trước khi đem trồng.

    Kỹ thuật trồng cây công trình chuyên nghiệp

    Dưới đây là kỹ thuật trồng có thể áp dụng với hầu hết các loài cây từ nhỏ đến lớn. Ngoài ra, trong mỗi bài viết giới thiệu về từng sản phẩm, Cây Đẹp 24h đều có phần hướng dẫn cách trồng và chống cây công trinh ở cuối. Bạn có thể kết hợp cả 2 để có phương án thi công tối ưu và hiệu quả nhất.

    - Chuẩn bị mặt bằng và xác định vị trí trồng

    Đầu tiên bạn cần dọn sạch thực địa, tổng vệ sinh khu vực trồng và xung quanh như: dọn cỏ dại, gạch đá, rác,…. Đặt thêm biển cảnh báo nếu trồng cây ở nơi công cộng, đông người qua lại.

    Sau khi chuẩn bị mặt bằng tốt thì xác định vị trí trồng. Tùy theo cây bạn muốn trồng có kích thước trung bình như thế nào để xác định khoảng cách trồng hợp lý. Với những cây lớn như Bàng Đài Loan, Bằng Lăng, cây Giáng Hương, Phượng Vĩ,… khoảng cách trồng thường thiết kế từ 4 – 6m.

    - Cách đo và xác định vị trí trồng làm như sau:

    – Xác định vị trí của cây đầu tiên và cây cuối cùng, đóng cọc nhỏ tại 2 vị trí này

    – Dùng thước hoặc dây đo dài nối 2 cọc đó lại với nhau

    – Xác định vị trí cho những cây còn lại theo cự ly đã xác định, dùng cọc hoặc vôi trắng đánh dấu từng vị trí.

    • Cách đào hố trồng cây công trình

      Đào hố trồng cây công trình kích thước bao nhiêu? Vấn đề tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Kích thước hố liên quan trực tiếp đến hiệu quả thi công, cũng như sự phát triển về sau của cây.

      Kích thước hố trồng sẽ dựa vào đường kính bầu cây. Bao giờ hố cũng phải lớn hơn bầu để bỏ thêm phân lót, điều chỉnh dáng cây dễ dàng hơn và đảm bảo không gian cho bộ rễ “thở”, phát triển nhanh.

      Cách đào như sau:

      Về độ rộng: hố trồng lớn hơn bầu từ 10 – 20cm (đối với cây nhỏ) và từ 30 – 35cm (đối với cây to). Đây là khoảng chênh lệch tính từ miệng hố vào đến mép bầu.

      Về độ sâu: trước khi trồng sẽ bón thêm phân lót (độ dày tối thiểu khoảng 15cm) cho nên độ sâu hố sẽ lớn hơn chiều cao của bầu từ 15 – 25cm.

      * Lưu ý: Với những nơi đất xấu, khô cằn, nghèo dinh dưỡng bạn nên đào hố rộng và sâu hơn, sử dụng lượng phân bón lót nhiều hơn.

    • Bón lót trước khi trồng

      Dù trồng cây nơi có điều kiện thổ nhưỡng tốt hay nơi khô cằn, nghèo nàn cũng nên bón lót trước khi trồng. Khi mới trồng cây được bổ sung dinh dưỡng sẽ phát triển bộ rễ nhanh và sớm ổn định.

      Sử dụng hỗn hợp phân lót: 50% xơ dừa + 30% tro trấu + 15% phân chuồng ủ hoai + 5% phân vi sinh hoặc phân trùn quế.

      Bỏ phân lót vào hố có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:

    • Cho hỗn hợp phân đã trộn vào đáy hố, dải lớp mỏng đất mặt đã làm tơi lên trên (độ dày 2 – 3cm)

    • Trộn hỗn hợp phân với đất tơi theo tỉ lệ 1:1 sau đó cho 1/3 vào đáy hố, phần còn lại để lấp hố sau khi trồng.

    • Kiểm tra và tập kết cây

      Trong quy trình kỹ thuật trồng và chống cây công trình của Cây Đẹp 24h, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra cây vào 2 thời điểm: trước khi cây vận chuyển đến công trình và chuyển từ trên xe xuống tập kết tại nơi trồng.

      Khi kiểm tra sẽ loại bỏ hết những cây kém chất lượng, thay thế những cây chẳng may bị hư hại trong khi vận chuyển.

      Tùy theo quy mô công trình, số lượng cây trồng để chúng ta nên kế hoạch tập kết cây hợp lý. Với những dự án lớn như trồng cây cho nhà máy, khu đô thị, khu biệt thự, resort,… có thể tập kết cây trước 1 – 2 ngày để đảm bảo tiến độ thi công sau đó.

    Tiến hành trồng cây xanh công trình

    Nếu bạn có khâu chuẩn bị tốt thì công đoạn trồng sẽ khá đơn giản, thực hiện tuần tự theo các bước sau đây:

    Bước 1: Dải cây đặt cạnh miệng hố (với những cây to tốt nhất là dùng cần cẩu để nâng lên, hạ xuống cho đảm bảo an toàn)

    Bước 2: Rạch vỏ bầu, lưới bọc bầu chú ý nhẹ nhàng để không làm vỡ bầu

    Bước 3: Từ từ đưa cây vào hố trồng, dựng thẳng cây, điều chỉnh dáng. Chú ý phần cổ rễ cây phải cao ngang với miệng hố hoặc cao hơn miệng hố từ 3 – 5cm.

    Bước 4: Lấp đất, nén chặt xung quanh bầu với một lực vừa phải, không cần quá chặt sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bén rễ. Lấp đất cao bằng với mặt bầu hoặc cao hơn 5 – 7cm, đáp thành mô hình mai rùa.

    Tưới nước và bón kích rễ

    Ngay sau khi trồng xong nên tưới nước cấp ẩm ngay cho cây. Muốn bộ rễ nhanh chóng phục hồi, sớm bén sâu vào lòng đất bạn nên hòa thêm thuốc kích thích ra rễ để tưới. Gợi ý sử dụng một số lợi như: N3M, Nova King, phân bón TOBA NET,….

    Trong 3 – 4 tháng đầu cây cần được tưới nước thường xuyên, 1 – 2 lần/ngày (tùy đặc tính mỗi cây). Chú ý tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh buổi trưa, đầu giờ chiều. Với thuốc kích thích ra rễ, chỉ cần tưới 1 lần/tuần là được.

    Kỹ thuật chống cây sau khi trồng

    Đây là khâu quan trọng trong quy trình kỹ thuật trồng và chống cây công trình, đặc biệt là cây kích thước lớn. Khi mới trồng bộ rễ chưa ăn sâu, bám chắc vào lòng đất nên cây không thể tự bám trụ, nếu không dùng cọc chống sẽ gây mất an toàn, cây có thể bị nghiêng đổ, long bầu.

    • Kỹ thuật chống cây xanh công trình không đòi hỏi các bước gì phức tạp cả, ai cũng có thể thực hiện. Tùy theo chiều cao, đường kính thân, kích thước cành tán của cây trồng bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp chống cây dưới đây:

      Cọc chống buộc chéo

      Cách này thường áp dụng cho những cây kích thước nhỏ hoặc khi cần cố định cành chính của cây.

      Thực hiện rất đơn giản, dùng 2 cọc xếp chéo nhau, điểm tiếp xúc tại vị trí 2/3 cây thân, dùng dây thừng buộc chặt cố định cả thân với cọc. Chân cọc thường dựng chéo tạo thành góc 45 – 50 độ so với mặt đất.

    • Cọc chống 3 chân

      Cách này dùng cho các loại cây xanh kích thước vừa, chiều cao 3 – 5m, đường kính gốc 5 – 15cm. Ưu tiên sử dụng thân cây Tràm hoặc cây Bạch Đàn đường kính 5 – 8cm. Thực hiện như sau:

    • Dùng 3 cọc dài dựng thành thế 3 chân xung quanh cây (đầu tiếp xúc với thân cây đã vát chéo)

    • Dùng dây thừng cố định đầu cọc (nơi tiếp xúc với thân cây)

    • Sử dụng 3 thanh gỗ chiều dài 35 – 50cm (tùy kích thước cây), lấy đinh đóng cố định đầu các thanh gỗ tại vị trí 2/3 cọc dài, nối các cọc này lại với nhau

    • Cọc chống 4 chân

      Đây là cách làm tiêu chuẩn mà Cây Đẹp 24h và nhiều nhà vườn lớn đang ứng dụng khi thi công trồng và chống cây công trình cỡ lớn, đường kính thân từ 10cm trở lên. Các bước thực hiện khá đơn giản:

      Bước 1: Chống 4 cọc dài trên đầu đã vát chéo tạo mặt tiếp xúc với thân cây. Lấy điểm tiếp xúc trên thân cây làm chuẩn, 4 chân cọc sắp xếp đều 4 góc xung quanh cây.

      Bước 2: Dùng đinh đóng 4 thanh gỗ ngắn (khoảng 15 – 20cm) để cố định đầu cọc tại vị trí 1/3 hoặc 2/3 thân cây.

      Bước 3: Tiếp tục đóng 4 thanh ngang dài (khoảng 35 – 50cm) bên dưới (tại vị trí 2/3 cọc dài).

    •       Lưu ý: Nếu bạn muốn chắc chắn hơn có thể đóng thêm 4 thanh gỗ nữa ở vị trí 1/3 cọc chống dài.

    • Bước 4: Đóng 4 cọc nhỏ tại vị trí của chân cọc chính, đóng chéo tạo hình chữ X với chân cọc sau đó dùng dây thừng để buộc lại.

    Ngoài sử dụng cọc gỗ, hiện nay nhiều nơi dùng bộ cọc thép để chống dựng cây xanh cao lớn, đảm bảo an toàn giao thông và tính mạng con người, nhất là vào mùa mưa bão.

     

    0918313268 0918313268 0918313268
    Zalo
    0918.313.268 0987.109.628 0963.621.639